Sự phát triển thai nhi tuần 4 và Những vấn đề cần quan tâm, một số khinh nghiệm danh cho các mẹ bầu
Khi mang thai đến tuần thứ 4, cơ thể mẹ và thai nhi đã có một số thay đổi nhất định. Sự phát triển thai nhi tuần 4 đã bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận. Đây chính là thời điểm để bạn đề ra kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng cho một thai kỳ đầy gian nan nhưng cũng rất hạnh phúc. Xem ngay bài viết của Gia Đình Là Vô Giá để cũng như khám phá hình ảnh thai nhi 4 tuần tuổi,

Thai nhi 4 tuần phát triển như thế nào?
Thai 4 tuần nặng bao nhiêu?
Ở tuần thứ 4 phôi thai dù vẫn còn rất nhỏ nhưng đã bắt đầu phân chia thành 2 phần. Một nửa sẽ biến thành nhau thai đóng vai trò cung cấp dưỡng chất và oxy cho thai nhi. Một nửa còn lại, phôi thai sẽ phát triển để hình thành các ống thần kinh và sau này là bộ não, tủy và xương. Vì 4 tuần tuổi, thai nhi vẫn còn rất nhỏ nên chưa có cân nặng cụ thể. Do đó, thai 4 tuần chưa có phôi thì Gia Đình Là Vô Giá trả lời là có phôi thai rồi.
Kích thước thai nhi 4 tuần tuổi
Sự phát triển thai nhi tuần 4 lúc này vẫn chưa có hình dạng nhất định và chỉ có kích thước khoảng 2mm. Vì còn quá non nớt nên nếu mẹ hoạt động quá mạnh ở giai đoạn này sẽ rất dễ bị động thai, tệ hơn là có thể sảy thai.
Kích thước túi ối thai 4 tuần khoảng bao nhiêu?
Có nhiều thông tin trên mạng bảo thai 4 tuần kích thước 10mm thì chắc chắn không phải. Đây là thông tin không chuẩn xác. Thường kích thước túi ối thai 4 tuần khoảng 3mm-5mm.
Khám phá sự phát triển thai nhi tuần 4
Các chỉ số của thai nhi
Vào giai đoạn 4 tuần tuổi, hình ảnh thai nhi 4 tuần tuổi trông giống như một con nòng nọc, bên trong là một quả tim thô sơ nhưng đã bắt đầu có những nhịp đập đầu tiên đưa máu đi khắp cơ thể và nếu đếm thì sẽ vào khoảng 80 nhịp/ phút (80 BPM).. Ở giai đoạn này, nếu mẹ siêu âm cũng có thể nhìn thấy tim bé đang đập. Lúc này, phương pháp siêu âm âm đạo sẽ giúp mẹ nhìn thấy chi tiết hơn siêu âm bụng.
Phôi thai ở tuần 4 gồm có 3 lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì. Những phần này về sau sẽ hình thành các cơ quan và mô trên cơ thể trẻ
Ngoại bì: Ống thần kinh sẽ phát triển thành não bộ, tủy sống, dây thần kinh và xương sống ở ngoài cùng, vị trí này được gọi là ngoại bì. Lớp này cũng sẽ là nơi hình thành da, tóc, móng, vú, mồ hôi, và răng cho trẻ sau này. Hay nói cách khác “Ống thần kinh, từ đó não bộ của bé, tủy sống, dây thần kinh và xương sống sẽ hình thành, bắt đầu phát triển ở ngoài cùng, được gọi là ngoại bì. Não bộ và tủy sống của bé đang hình thành nhưng vẫn còn mở. Lớp này cũng sẽ tạo ra da, tóc, móng, tuyến vú, mồ hôi, và men răng cho bé”
Trung bì: Đây là nơi tim và hệ tuần hoàn của thai nhi được hình thành. Thực tế, tim của trẻ sẽ bắt đầu được phân chia hình thành tầng giữa, phân chia thành các ngăn và đập để thực hiện việc bơm máu. Tầng trung bì cũng là vị trí các bộ phận cơ bắp, sụn, xương, và mô dưới da của trẻ được hình thành.
Nội bì: là vị trí phổi, ruột, hệ thống tiết niệu, tuyến giáp gan và tuyến tụy của thai nhi được hình thành. Trong lúc đó, nhau thai và dây rốn cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé đã hoạt động.

Thai 4 tuần đã biết trai hay gái chưa?
Về giới tính thai, sự phát triển thai nhi tuần 4 chưa đủ để xác định. Mẹ cần kiêng trì vài tháng nữa mới biết được con là trai hay gái khi siêu âm. Tuy nhiên, vào thời điểm này giới tính của thai nhi đã được quyết định.
Do trứng thụ tinh mang trong mình 46 cặp nhiễm sắc thể, chia đều cho cả bố và mẹ. Mẹ sẽ cung cấp nhiễm sắc thể X, còn bố thì hoặc là X hoặc là Y. Nếu sự kết hợp của nhiễm sắc thể bố và mẹ thành cặp XX, thì em bé là con gái và nếu XY thì là con trai.
Lịch khám thai tuần 4 khám gì?
Thai 4 tuần cần khám những gì? Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ để xác định tuổi thai. Nếu những ai có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, tuổi thai sẽ được kết luận theo kết quả siêu âm.
Tuy nhiên, khi đi khám thì thai 4 tuần có tim thai chưa? Nếu siêu âm chưa thấy tim thai, các mẹ không nên lo lắng bởi trong nhiều trường hợp thai nhi còn nhỏ nên chưa phát triển. Mẹ nên yên tâm theo dõi thêm.
Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi
Thực tế, tuần 1, tuần 2 thì mẹ chưa mang thai.
Tuần 1 : lúc này trứng chưa được giải phóng và mẹ chưa mang thai.
Tuần 2 : buồng trứng sẽ giải phóng một trứng chín vào ống dẫn trứng – chờ tinh trùng đến.
Tuần 3: Cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa trứng và tinh trùng vừa xảy ra và một hợp tử bé xíu vừa được hình thành, gồm các đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ với 46 nhiễm sắc thể, 23 NST từ mẹ và 23 NST từ bố. Kích thước của hợp tử chỉ từ 0,35 -0,6mm. Trong vài ngày, hợp tử sẽ hoàn thành quá trình di chuyển và làm tổ ở tử cung tạo thành túi phôi.
Bé là một phôi thai nhỏ bé, bao gồm hai lớp: Nội bì và biểu bì, từ đó tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé sẽ phát triển.
Nhau thai sơ khai cũng tạo thành hai lớp. Các tế bào của nhau thai tạo đường nối vào niêm mạc tử cung, tạo đường dẫn cho máu chảy để cuối tuần này khi nhau thai hoàn chỉnh, sẽ bắt đầu hoạt động và cung cấp chất dinh dưỡng, ô-xy cho bé.
Có mặt đồng thời là túi ối, ngôi nhà đầu tiên của bé cùng nước ối sẽ bao bọc bé cho đến khi lớn lên và túi noãn hoàng xuất hiện, trong đó sản sinh các tế bào hồng cầu, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho bé đến khi nhau thai phát triển hoàn chỉnh sẵn sàng để tiếp nhận nhiệm vụ này.
Tuần 4: phôi thai còn rất nhỏ nhưng đã tách thành hai phần. Một nửa trở thành nhau thai cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi trong suốt thai kỳ. Phần còn lại, phôi thai tiếp tục phát triển để tạo ra các ống thần kinh và là nơi hình thành bộ não, tủy sống và xương sống.

Về kích thước, thai nhi tuần 4 còn nhỏ xíu như hạt vừng nhưng tăng trưởng mãnh liệt và có thể nhìn thấy trên màn hình siêu âm.
Em bé trông giống như một con nòng nọc với một quả tim thô sơ đã bắt đầu các nhịp đập đưa máu lưu thông khắp cơ thể bé nhỏ. Ở giai đoạn này, đôi khi bạn cũng có thể nhìn thấy hình ảnh quả tim đang đập trên màn hình siêu âm. Lúc này, siêu âm âm đạo sẽ có thể cho nhiều chi tiết hơn so với siêu âm bụng.
Gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé
Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 4
- Ngực căng và cứng
- Đau bụng dưới
- Tăng chất nhầy cổ tử cung
- Đi tiểu nhiều hơn
- Mệt mỏi
- Nhạy cảm với mùi thức ăn
- Cảm giác căng và khó chịu ở vùng bụng
- Buồn nôn vào buổi sáng
- Cảm giác chán ăn
- Nhiệt độ cơ thể tăng
- Ra máu hoặc là ra máu báo
- Dễ xúc động và mau nước mắt
- Nhiều mẹ có thể bị nám da, chuột rút.
Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi thai nhi 4 tuần
Mang Thai 4 tuần bụng to chưa?
Ở tuần 4, thai nhi vẫn còn đang nằm ở vị trí dưới vùng chậu của người mẹ. Vì vậy, sự phát triển thai nhi tuần 4 chưa đủ để khiến bụng của bạn to lên. Nếu mẹ nào đã từng có con thì trong thời gian này, bạn có thể cảm thấy quần áo chật chội hơn tại vị trí vùng thắt lưng và vòng ngực. Tuy nhiên, đây chỉ là do sự tăng cân mà thôi.
Các triệu chứng thường gặp khi thai 4 tuần
Có thai 4 tuần có biểu hiện gì? Sự phát triển thai nhi tuần 4 có thể khiến bạn cảm thấy các triệu chứng rõ ràng hơn so với những tuần trước. Bạn có thể bị nôn thường xuyên hơn, tình trạng nhạy cảm với mùi trở nên nặng hơn, mệt mỏi hơn và cảm thấy như bị mất năng lượng.
Một số chị en bắt đầu thèm ăn, kể cả là các món trước đây mình không thích.
Ngực và núm vú ngày càng trở nên nhạy cảm. Có thể xuất hiện các đường màu xanh trên ngực, đó là các tĩnh mạch đang căng lên, và ngực sẽ to lên khá nhanh ở thời gian này. Đầu ngực có thể sậm hơn, và bạn nên chuẩn bị một chiếc áo ngực thoải mái cho mình.
Dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn vào tuần thai thứ 4. Nếu nó ra quá nhiều, kèm theo mùi hôi, và ngứa ngáy thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ. Nhiễm nấm thường xảy ra trong thai kỳ do lượng hormone tăng lên đột biến, và hệ khuẩn cũng như độ Ph ở âm đạo sẽ bắt đầu thay đổi.
Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi có thể khiến bạn cảm thấy các triệu chứng rõ ràng hơn
Cách giảm khó chịu cho mẹ khi thai 4 tuần
Để sự phát triển thai nhi tuần 4 diễn ra suôn sẻ và mẹ không cảm thấy quá khó chịu, hãy dự trữ nhiều đồ ăn vặt và nước để đối phó với cơn buồn nôn.
Đừng quên mang theo bao ni-lon hay hộp đựng bên mình để dùng khi bị nôn.
Tránh xa các độc tố, hóa chất, thuốc, tia X-quang, rượu và những thói quen gây hại cho thai nhi.
Không nên lo lắng nếu cân nặng bị tụt xuống trong tuần này. Vì đây là kết quả tất yếu do tình trạng khó chịu và nôn mửa gây ra nhưng bạn sẽ có nhiều thời gian để phát triển cân nặng trong những tuần sau.
Thai nhi 4 tuần tuổi các mẹ nên ăn gì?
4 tuần tuổi là lúc thai nhi mới thành hình nên bà bầu cần xây dựng thói quen ăn uống khoa học để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Những thực phẩm rất tốt cho bà bầu ở giai đoạn này có thể kể đến như: Súp lơ, các loại quả có múi cam, quýt, bưởi, trứng gà, cá hồi, các loại thịt đỏ, sữa chua, đậu phụ, cải xoăn, cải xanh, rau bina, đậu đen, nho, chuối, măng tây,…
Những lưu ý cho mẹ khi mang thai tuần thứ 4
Tuần này, mẹ có thể biết mình có thai hay chưa? Để có kết quả chính xác nhất, mẹ nên dùng que thử vào sáng sớm, ngay khi vừa ngủ dậy. Nếu kết quả dương tính, nên đến bác sĩ để được kiểm tra chính xác hơn. Nếu kết quả thử que là âm tính, bạn đừng vội thất vọng, kiên nhẫn đợi thêm khoảng 1 tuần và thử lại.
Mẹ không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ thường xuyên đến khi thai 8 tuần tuổi, trừ khi có vấn đề về sức khỏe, có vấn đề với lần mang thai trước hoặc đang có những triệu chứng bất thường.
Mẹ không được tùy tiện dùng bất kì loại thuốc nào, nếu muốn dùng thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn. Một số loại thuốc có hại cho sự phát triển của phôi thai.
Bạn cần phải tránh rượu, ma túy, nước ngọt có ga…

Mẹ nên bổ sung a-xít folic, sắt và vitamin B1: ba dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn mang thai sớm.
Theo các chuyên gia, bà bầu nên bổ sung khoảng 300 calo cho khẩu phần bình thường là đủ.
Một số món ăn cần kiêng cữ: Những món như thịt chưa nấu chín, hải sản hun khói hay trứng lòng đào… thì nên tránh vì chúng có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn coliform, toxoplasmosis và salmonella. Những loại khuẩn không có lợi cho thai nhi.
Mẹ thường xuyên vận động thể dục thể thao nhưng phải an toàn và nhẹ nhàng để tốt cho mẹ và bé.
Nếu mẹ nào ốm nghén ở giai đoạn này thì cố gắng nghỉ ngơi khi có thể. Bạn có thể sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vào giai đoạn này và cách tốt nhất để đối phó là đi ngủ, và nếu được thì cố gắng thư giãn.
Lúc này, để giảm đau ngực cho mẹ bầu, mẹ có thể mua các loại áo ngực dành cho phụ nữ mang thai để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.
Một số kinh nghiệm dành cho các mẹ bầu
Quan hệ trong những tuần đầu thai kỳ có sao không?
Nếu không có dấu hiệu hoặc tiền sử dọa sảy thai, sảy thai… thì vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường. Bởi vì thai nhi còn quá nhỏ nên việc quan hệ của bố mẹ chưa ảnh hưởng gì tới thiên thần nhỏ bé cả.
Thai 4 tuần tuổi siêu âm đã thấy chưa?
Thực ra, bằng kỹ thuật siêu âm hiện đại, bạn có thể nhìn được hình ảnh phôi thai trong tử cung rồi đấy.
Video sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi các mẹ cần biết
Như vậy, Gia Đình Là Vô Giá đã cung cấp đến những thông tin về sự phát triển thai nhi tuần 4 và một số thông tin cần biết khác về hình ảnh thai nhi 4 tuần tuổi. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!