Sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi
Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào? Hình ảnh thai nhi 30 tuần tuổi? Thai nhi 30 tuần tuổi biết làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi cũng như sự thay đổi trong cơ thể mẹ. Từ đó, mẹ có thể xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi .

Sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi
Bé dài khoảng 40,6cm, nặng khoảng 1,5kg có kích cỡ khoảng bằng quả cà lớn

Thai nhi 30 tuần tuổi có kích cỡ khoảng bằng quả cà lớn
Tay, chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn hơn do chất béo cần thiết đang bắt đầu tích tụ dưới da. Chất béo dưới da có chức năng giúp bé giữ ấm sau khi sinh ra sẽ phát triển và làm cơ thể bé đầy đặn hơn.
Ở tuần thai thứ 30, cơ thể bé đã hoàn chỉnh hơn.
Hiện tại, bé đang được bao quanh bởi 0,8 lít nước ối, nhưng khối lượng này sẽ giảm đi khi bé ngày một lớn lên và chiếm nhiều không gian hơn trong tử cung của mẹ.
Thị lực của con tiếp tục phát triển. Nhưng bé vẫn sẽ ngủ rất nhiều, ngay cả sau khi sinh. Khi mở mắt, bé sẽ phản ứng lại với sự thay đổi của ánh sáng, bé chỉ thấy được những thứ cách mặt mình khoảng 10cm mà thôi.
Thai nhi 30 tuần tuổi bé đã có thể quay đầu và cử động nhiều
Lúc này, da bé sẽ trông bớt trong hơn và mịn màng hơn, bộ não sẽ phát triển nhanh và nhìn rõ mô não hơn.
Em bé đã có thể nắm lấy một ngón tay.
Bộ não bé tiếp tục lớn và phát triển, hình thành thêm các đường rãnh và nếp gấp trên bề mặt của não. Các nếp gấp này giúp cho các tế bào não bé phát triển
Để có thể hô hấp, bé sẽ bắt chước động tác thở bằng cách di chuyển cơ hoành. Bé thậm chí có thể nấc, mẹ cảm thấy được điều này
Bé của bạn rất hay liếm, nuốt, cử động tay xung quanh, nhăn mặt và nhíu mày. Thậm chí bé còn quay đầu từ bên này sang bên nọ và mở mắt, nhắm mắt.
Xương của bé chắc hơn và chứa nhiều canxi hơn.
Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 30
Bạn đã có thể có sữa non và xuất hiện các cơn co thắt âm đạo.
Bụng mẹ to lên trông thấy rõ.

Nếu mẹ cảm thấy bị tê cứng, ngứa ran hoặc thậm chí đau ở hai bàn tay, có lẽ mẹ bị hội chứng ống cổ tay . Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh con.
Có thể mẹ cảm thấy khó thở do tử cung đang phình to chèn ép, gây khó khăn cho sự hoạt động của cơ hoành. Mẹ có thể cảm thấy mình như bị nghẹt thở, tình trạng này có thể làm mẹ khó chịu và cần nghỉ ngơi thêm.
Mẹ có thể nhận thấy mình bị đau hông, nhiều khả năng chỉ đau một bên, cũng như đau thắt lưng do tử cung đang phình to.
Mẹ có thể cảm thấy khá mệt mỏi trong tuần này, đặc biệt khi mẹ cảm thấy khó khăn để có một giấc ngủ sâu.
Mẹ cũng thấy mình vụng về hơn thường ngày.
Sự thay đổi của hoóc-môn, các dây chằng và các khớp xương lỏng lẻo hơn khiến mẹ dễ dàng mất thăng bằng.
Việc các dây chằng giãn ra cùng với sự tích nước cũng khiến chân phù lên trông thấy
Những triệu chứng khó chịu kết hợp với sự thay đổi hoóc-môn có thể khiến những cảm xúc khó kiểm soát.
Những lo lắng ban đầu như không biết mình sẽ chuyển dạ thế nào hay liệu mình có thể trở thành một người mẹ tốt hay không…. khiến mẹ phải suy nghĩ rất nhiều.
Bạn sẽ bị ợ nóng, khó tiêu trong tuần này.
Mắt cảm nhận như bị sưng, có bọng mắt.
Bụng to, đau lưng,đau hông hông và thậm chí đau cả chân nữa.
Sau 30 tuần, trọng lượng cơ thể bạn có thể tăng từ 8.5 đến 11kg. Nếu bạn mang thai đôi, cơ thể có thể tăng nhiều cân hơn.
Bụng của bạn lớn hơn và ngực cũng lớn không kém. Càng ngày bạn càng khó nhìn thấy đầu gối hơn, và rốn có thể đã lồi ra.
Có thể có các nốt mẩn đỏ dưới ngực do mồ hôi sẽ làm các nốt ban này nổi nhiều hơn.
Có khi bạn thấy mình “xì hơi” khi ngồi xuống do cơ thể tự xả hơi để giảm trọng lượng đè lên đôi chân.
Từ đây đến tuần thứ 36, bạn cần kiểm tra tiền sản hai tuần một lần, từ tuần thứ 36 trở đi sẽ kiểm tra hàng tuần. Ở ba tháng cuối của thai kỳ, bạn dễ mắc các chứng tiền sản giật, chứng tiểu đường thời kỳ thai nghén và chuyển dạ sinh non hơn
Tóc của mẹ sẽ dày hơn, ngưng dài ra và ít rụng hơn
Mẹ cần làm gì khi mang thai tuần thứ 30
Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của sinh non.
Mẹ nên mua những đôi giày có kích cỡ rộng với đế giày thấp để cảm thấy thoải mái hơn
Nếu cơn gò tử cung diễn ra hơn 4 lần mỗi giờ, hãy gọi bác sĩ.
Hãy chú ý tới khẩu ăn mỗi ngày, tránh ăn những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ chua, đặc biệt trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy rất khó ngủ trong tuần này, hãy tìm một tư thế khiến mình dễ chịu nhất để có một giấc ngủ ngon. Mẹ không nên sử dụng bất cứ loại thuốc ngủ nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lên lịch để chuẩn bị khám thai tuần 32 – tuần thai quan trọng. Đến gặp bác sĩ theo định kỳ.

Chọn bác sĩ đỡ đẻ
Chọn nơi sinh phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, vấn đề bảo hiểm y tế
Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con
Mẹ cần tăng thêm khoảng 200 – 300 kcal một ngày trong khẩu phần của mình mẹ nhé
Tập thể dục vẫn là cách tốt nhất để đối phó với các triệu chứng và các cơn đau cuối thai kỳ, và giúp Mẹ nhanh chóng giảm cân sau khi sinh.
Lựa chọn phương pháp tập luyện nhẹ nhàng như Pilates có thể giúp mẹ nghỉ ngơi và thư giãn
Trong giai đoạn này các động tác kéo giãn nhẹ nhàng có thể đặc biệt hữu ích trong chế độ tập luyện hàng ngày. Nên nhớ thực hiện chậm và nhẹ nhàng
Hãy đảm bảo bạn ăn một lượng thực phẩm giàu can-xi nhiều hơn 3-4 lần so với một người bình thường: sữa, pho-mát, sữa chua, hạt hạnh nhân, các loại cá có thể ăn cả xương, rau lá xanh. Nếu cơ thể bạn không hấp thụ sữa bò thì hãy chọn các loại sữa đậu nành có bổ sung can-xi.
Lời kết
Vậy là các mẹ đã biết được sự phát triển của thai nhi tuần thứ 30 và những điều mẹ nên làm trong giai đoạn này tốt nhất cho con rồi phải không nào. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về quá trình phát triển của thai nhi. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe cả nhà nhé!
Trả lời