Sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổi
Thai 27 tuần tuổi phát triển như thế nào? Hình ảnh của thai nhi 27 tuần tuổi? Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ra sao? Những lời khuyên dành cho mẹ trong tuần này? Các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn nhé!

Thai nhi 27 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổi
Bé đã nặng khoảng 1kg và dài hơn 37cm từ đỉnh đầu đến gót chân, có kích thướt bằng một cái bông súp lơ lớn

Thai nhi 27 tuần tuổi có kích thướt bằng một cái bông súp lơ lớn
Bé có thể nhấp nháy đôi mắt và giờ đây mắt bé đã có lông mi. Với thị lực đã phát triển, bé có thể có thể nhìn thấy ánh sáng qua thành tử cung của mẹ.
Hàng tỷ tế bào thần kinh não đang phát triển và trong cơ thể tăng cường một khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài.
Bé ngủ và thức dậy đều đặn, mở và nhắm mắt lại, thậm chí còn mút chùn chụt ngón tay nữa đấy!
Phổi của bé vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành và phải cần thêm nhiều sự hỗ trợ y tế để có thể thở được bằng phổi nếu phải ra đời vào lúc này.
Nhịp tim sẽ tăng lên, đập từ 120-160 nhịp/phút và mẹ khi áp tai vào thành bụng có thể nghe nhịp tim thai rất rõ rang
Bé đạp nhiều và đạp mạnh hơn. Chỉ khi nào số lần đạp của bé ít hơn hay quá nhiều so với bình thường, thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Gan và hệ miễn dịch tiếp tục trưởng thành.
Bé có thể phân biệt được giọng nói của bố mẹ.
Thai nhi 27 tuần tuổi đã biết xoay người
Mẹ sẽ cảm nhận được rõ hơn thông qua những chuyển động nhẹ nhàng giống như nấc, giật mình… Mỗi đợt kéo dài khoảng một vài phút
Bé sẽ có hình dạng trông tương tự như khi được sinh ra, nhưng gầy hơn và nhỏ hơn.
Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 27
Cơ thể của mẹ nặng hơn thường ngày, bụng nhô ra nhiều hơn.

Hầu hết các bà mẹ mang thai sẽ còn tăng thêm khoảng 5kg trong thời gian tới.
Mẹ có thể bị đau lưng, đi tiểu nhiều lần, bị nhiễm trùng niệu, có dịch âm đạo màu trắng, lỏng và không mùi. Hãy báo ngay cho bác sĩ biết nếu dịch âm đạo đặc, có màu vàng hoặc mùi hôi.
Mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ được nữa rồi.
Dễ bị ợ nóng .
Bạn sẽ thấy một phần cơ thể mình trở nên phù hơn bởi vì máu trong cơ thể phải tuần hoàn nhiều hơn và thể tích của những chất dịch trong cơ thể cũng tăng lên. Chân, bàn chân thậm chí các ngón tay của bạn cũng trông to hơn bình thường. Bạn nên tháo nhẫn cưới trước khi chúng trở nên quá chật
Thân nhiệt cơ thể tăng cao.
Bầu ngực sẽ ngày càng nặng và căng, đầu ti sậm màu hơn.
Càng về cuối thai kì việc gập người lại sẽ ngày một khó .
Tâm trạng hay thay đổi .
Mẹ có thể bắt đầu nhận thấy một số triệu chứng mới ở giai đoạn này như nhức mỏi cơ thể hay đôi lúc là bắp chân bị chuột rút liên hồi, mẹ có cảm giác tê râm ran, co kéo hoặc khó chịu ở cẳng chân trong khi ngủ.
Thi thoảng bà bầu sẽ cảm thấy ngứa bụng do rạn da và những thay đổi ở da.
Đau nhức, mệt mỏi là những triệu chứng khá phổ biến khi mang thai.
Nếu trong thời gian này mẹ bầu có những biểu hiện sau thì cần lưu ý:
– Mất tầm nhìn, hoa mắt, chóng mặt
– Đau đầu dữ dội kèm hoa mắt, mất ý thức, nói nhảm
– Sưng phù nặng nề
– Thai nhi giảm chuyển động hơn bình thường.
– Đau bụng dữ dội và dai dẳng.
– Chảy máu âm đạo hoặc xuất hiện đốm máu
– Đau rát khi đi tiểu hoặc không đi tiểu được
– Khó thở, ho ra máu, đau ngực
– Tiêu chảy nặng kéo dài trong 24 giờ
– Đau lưng dưới, áp lực vùng chậu nặng nề, đau bụng nhiều kèm theo tử cung gò cứng từng cơn với tần số hơn 4 cơn co thắt trong một giờ.
– Tăng tiết dịch âm đạo hoặc ra nước âm đạo.
– Nôn ói nặng nề kèm theo đau bụng, sốt
– Sốt cao, ớn lạnh.
Mẹ cần làm gì khi mang thai tuần thứ 27
Khi bị chuột rút, việc duỗi cơ bắp sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn đôi chút. Bạn hãy duỗi thẳng chân và sau đó nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía cẳng chân của mình. Đi bộ trong vài phút hay xoa bóp bắp chân thường xuyên cũng sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng này. Hạn chế sử dụng đồ ăn và thức uống chứa chất kích thích vì caffeine có thể làm cho triệu chứng này nặng hơn
Hãy xem xét việc đăng ký các lớp học sinh nở tại các trung tâm cộng đồng địa phương hoặc bệnh viện để tìm hiểu về các chủ đề như chuyển dạ, các phương án giảm đau, những gì mong đợi sau khi sinh con, những vấn đề thông thường ở trẻ sơ sinh, cho bú sữa mẹ và sữa bột và hô hấp nhân tạo cho trẻ. Hãy học tất cả những gì có thể về sinh nở và trẻ nhỏ để cảm thấy tự tin hơn, đặc biệt là nếu mẹ đang làm mẹ lần đầu tiên.
Từ tuần thai thứ 27 mẹ nên đi khám thai mỗi hai tuần. Sau đó, khi được 36 tuần, mẹ sẽ cần đi khám hàng tuần. Nếu kết quả kiểm tra đường huyết cao và chưa thực hiện các xét nghiệm tiếp theo, mẹ sẽ sớm phải xét nghiệm dung nạp glucose trong 3 giờ
Bí quyết giúp mẹ dễ ngủ hơn: một chiếc gối kê dưới bụng khi nằm nghiêng sẽ giúp ngủ thẳng giấc. Tập thể dục như yoga, đi bộ giúp mẹ ngủ ngon
Chọn bác sĩ cho bé: Mẹ nên hỏi thăm thông tin về các bác sĩ nhi khoa có uy tín hoặc bác sĩ gia đình từ bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, hoặc bác sĩ sản khoa.
Nằm xuống có thể giảm bớt một số cơn đau chân và đau lưng
Một miếng dán nhiệt đặt lên chỗ mẹ cảm thấy đau có thể giúp xoa dịu cơn đau.
Việc ngâm mình lâu trong bồn nước ấm cũng có tác dụng giảm đau đấy
Nghiêng xương chậu hoặc làm một số động tác co duỗi cũng có thể giúp mẹ cởi bỏ áp lực đang phải chịu đựng.
Bơi lội và tập thể dục dưới nước không mang trọng lượng nên chúng đặc biệt tốt khi mẹ bị đau hông. Bơi sẽ giúp kéo giãn và tăng cường cơ bắp ở lưng và hỗ trợ cho việc giảm đau.
Nếu bạn bị bệnh trĩ, hãy hướng đến các bài tập nhẹ nhàng như yoga hay bơi
Tham gia lớp học tiền sản có thể sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức trong việc đối phó với các triệu chứng khó chịu khi mang thai, cách ăn uống khoa học trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ và những kiến thức sinh nở hữu ích.
Thời gian này, nhu cầu sắt và canxi của bé khá cao, nên việc bổ sung sắt và canxi là rất cần thiết.


Thực phẩm chứa canxi dành cho mẹ bầu
Hãy thường xuyên theo dõi cân nặng, mang giày đế bằng
Mặc dù đến thời điểm này, khả năng sinh non bé khá thấp, nhưng mẹ vẫn nên hết sức lưu ý các dấu hiệu của sinh non như:
- Thay đổi dịch tiết âm đạo, đặc biệt nếu dịch tiết ở dạng lỏng như nước hoặc nhuốm màu hồng nhạt hoặc nâu lẫn với máu
- Mẹ bị đau hoặc cảm giác có áp lực trên xương chậu, đùi hoặc háng
- Bị rò rỉ nước từ âm đạo ở dạng dòng chảy nhỏ giọt đều đặn hoặc phun thành dòng.
- Co thắt đau đớn thường xuyên mỗi 10 phút (hoặc sớm hơn) mà không giảm khi mẹ thay đổi vị trí
- Liên tục đau lưng dưới hoặc có sự thay đổi bản chất của cơn đau lưng dưới
- Chuột rút thường xuyên như trong kỳ kinh nguyệt, có kèm tiêu chảy, buồn nôn hoặc khó tiêu
Lời kết
Nếu các mẹ bầu vẫn đang có nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổi sẽ diễn ra như thế nào thì chúng tôi nghĩ rằng, với những thông tin và nội dung trên đây đã phần nào giải đáp thắc mắc cho các chị em rồi đấy. Mến chúc các thai phụ luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, vui vẻ và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi, ăn uống thật hợp lý để đảm bảo tốt nhất cho chặng hành trình mang thai còn lại nhé. Hãy đừng quên đồng hành và ủng hộ chúng tôi để biết những thông tin hữu ích nhé!
Trả lời