Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn của trẻ chuẩn và bài bản từ A-Z
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được các mẹ hiện đại ưa chuộng vì tính khoa học và hiệu quả của nó. Không những thế, phương pháp này còn giúp con tự giác ăn, khả năng ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong việc ăn uống. Các bạn cùng tham khảo bài viết của Gia Đình Là Vô Giá nhé!

Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Bé có các dấu hiệu sau:
- Bé đã giữ vững cổ.
- Bé ngồi vững.
- Bé tỏ ra thích thú với thức ăn.
- Bé biết bốc thức ăn bỏ vào miệng.

- Thấy người khác ăn gì là miệng thèm thuồng, tóp tép.
- Khi đưa thìa vào miệng bé, bé ít dùng lưỡi đẩy ra.
Có nên cho con ăn dặm kiểu Nhật không?
Ưu điểm cho con ăn dặm kiểu Nhật:
- Không gây nhàm chán.
- Rèn luyện kỹ năng nhai.
- Cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn.
- Khả năng ăn thô tốt hơn.
- Cho bé ăn nhạt.
- Cho bé ngồi ghế ăn, ăn tập trung, không ăn rong, không vừa ăn vừa chơi, không ép ăn.
- Kích thích khả năng vị giác của bé.
- Giúp bé tự lập hơn.
Nhược điểm cho con ăn dặm kiểu Nhật:
- Giai đoạn đầu tập cho bé ăn đủ các nhóm dinh dưỡng khá khó khăn nên bé tăng cân chậm.
- Mẹ phải chịu áp lực từ gia đình và người xung quanh vì không theo phương pháp truyền thống.
- Tốn nhiều thời gian và công sức trong việc lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn
Những thứ cần thiết cho việc ăn dặm của trẻ
Bộ dụng cụ chế biến thức ăn kiểu Nhật.

Ghế ăn cho bé.

Các giai đoạn của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật cho tuần đầu tiên (Giai đoạn làm quen với thức ăn)
Cháo loãng, xay nhuyễn
Cháo nấu theo tỉ lệ 1:10(1 gạo và 10 nước).

Lượng thức ăn cho bé:
-
- 2 ngày đầu tiên: 1 muỗng (5 ml).
- 3 ngày tiếp theo: 2 muỗng (10 ml).
- 3 ngày tiếp theo: 3 muỗng (15 ml).
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng tuổi (Giai đoạn bé tập nuốt)
Các mẹ có thể chế biến nước dùng dashi cho trẻ từ các loại củ: cà rốt, bí đao, ngô, bắp cải, su hào, bí đỏ, củ cải, …để nấu cháo cho trẻ.
- Cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày kết hợp uống sữa, uống trái cây, sữa chua.
- Sau 1 tháng ăn dặm nếu bé nuốt thức ăn tốt thì nâng lên 2 bữa/ngày.
- Cho trẻ ăn đúng giờ.
- Món ăn phải loãng và không nên nêm thêm gia vị.
- Mẹ có thể điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo sự thèm ăn, tốc độ phát triển của bé.
- Nhóm thực phẩm sử dụng giai đoạn này:
Nhóm tinh bột: gạo, bánh mì, tinh bột, khoai tây, khoai lang.
Nhóm rau quả: cà rốt, chuối, bắp cải, su hào, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng tuổi (Giai đoạn bé làm quen với việc nhai)
– Cho bé ăn 2 bữa sáng và tối mỗi ngày.
– Bổ sung thêm các loại thịt như cá, thịt gà, lợn hay gan kết hợp nhiều loại rau củ, trái cây(bơ, chuối, xoài, cam, táo, lê ), ngũ cốc, thực phẩm giàu đạm.
– Độ cứng của thức ăn tăng lên tương đương đậu phụ.
– Nhóm thực phẩm sử dụng giai đoạn này:
-
- Nhóm tinh bột (50-80 g): gạo, bánh mỳ, tinh bột, khoai tây, khoai lang
- Nhóm rau quả (20-30 g): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bắp cải, su hào, bí đỏ, củ cải, cà chua
- Nhóm chất đạm: Cá hoặc thịt (10-15 g), đậu phụ (30-40 g), lòng đỏ trứng (1/3 quả) khi đã quen có thể ăn cả lòng trắng, các chế phẩm từ sữa (50-70 g).
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9-11 tháng tuổi (Giai đoạn bé tập nhai)
– Cho bé ăn ngày 3 bữa: sáng, trưa, chiều tối.
– Cho bé thử cùng ăn với cả nhà.
– Tăng dần độ cứng của thức ăn lên mức bé có thể nhai bằng nướu (độ cứng tương đương chuối).
– Cháo có thể để nguyên hạt gạo, đặc hơn.
– Thức ăn cắt nhỏ, mỏng và ninh mềm.
– Nhóm thực phẩm sử dụng giai đoạn này:
-
- Nhóm tinh bột: Cháo trắng 90 g cho đến cơm nát 80 g
- Nhóm rau quả (30-40 g): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bắp cải, su hào, bí đỏ, củ cải, cà chua.
- Nhóm chất đạm: Cá, thịt (15 g), đậu phụ (45 g), trứng (1/2 quả) ăn cả lòng trắng, các chế phẩm từ sữa (80 g).
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng tuổi (Giai đoạn bé nhai thành thạo)
– Bé ăn một ngày 3 bữa.
– Tăng dần độ cứng thức ăn lên mức tương đương thịt viên.
– Lượng thức ăn mỗi bữa:
- Nhóm tinh bột: Cơm nát 90 g, cơm trắng 80 g.
- Nhóm rau quả (40-50 g): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, rau ngót, bắp cải, su hào , bí đỏ, củ cải, cà chua .
- Nhóm chất đạm: Cá hoặc thịt (15-20 g) hoặc đậu phụ (50-55 g) hoặc trứng (2/3-1 quả) hoặc các chế phẩm từ sữa (100 g).
Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
- Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bắt đầu với tỷ lệ gạo và nước là 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo độ tuổi của bé.
- Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”.
- Thường xuyên thay đổi các món ăn để bé quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
- Ăn dặm kiểu Nhật lại phải nấu riêng các món giúp bé nhận biết được từng loại thực phẩm.

- Bắt đầu ăn dặm chính thức khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi
- Bắt đầu việc bé ăn dặm bằng cách giới thiệu vị riêng lẻ cho bé. Sau đó, mẹ có thể nấu chung các vị với nhau.
- Khi bé ăn dặm, cha mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm mới, tươi nhé.
- Không thêm gia vị vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi vì thận chưa phát triển toàn diện.
- Bữa ăn dặm của bé chỉ chỉ kéo dài tối đa 30 phút.
- Nên cho trẻ ăn theo nhu cầu và tuyệt đối không ép trẻ ăn
- Cho bé ăn riêng từng món ăn, không nên trộn chung với nhau.
- Làm phong phú thực đơn ăn dặm cho bé bằng nhiều loại thực phẩm, rau quả khác nhau.
- Tạo môi trường vui vẻ khi ăn.
- Tập cho bé tự ăn dần, chủ động trong ăn uống, tuy nhiên nếu bé chưa đáp ứng thì đừng cố ép bé

- Khi giới thiệu món ăn mới, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày.
Lời kết
Bài viết trên là kinh nghiệm ăn dặm kiểu Nhật mà chúng tôi chia sẻ cho các bạn. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhằm giúp trẻ phát triển vị giác, khả năng tự lập, và tìm được niềm vui trong ăn uống. Chúc các gia đình hạnh phúc và luôn đồng hành cùng Gia Đình Là Vô Giá.